Cách phân biệt yến tinh và yến độn
Đặng Minh Thường
Thứ Bảy,
26/03/2022
Yến là một loại thực phẩm quý và bổ dưỡng không chỉ vậy nó còn có giá trị kinh tế cao. Vì vậy sản phẩm yến độn, yến giả xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Vì lời nhuận kinh doanh không ít các cơ sở kinh doanh, buôn bán yến dùng những biện pháp độn cho sản phẩm yến từ những chất như nước, muối, đường, dầu ăn,… để ăn gian người tiêu dùng. Sau đây là một số cách giúp chúng ta phân biệt đâu là yến tinh và đâu là yến dộn.
Giới thiệu về yến tinh
Yến tinh chế là yến đã qua quá trình làm sạch từ yến thô, sau khi ngâm nở sẽ cho vào khuôn tổ và sấy lại sau đó mới đem bán.yến tinh chế thường bị làm giả hoặc độn một số chất phụ gia nhằm tăng trọng lượng nhiều nhất.
Đặc Điểm của Sợi Yến Tinh
Lúc sợi còn khô
Về tính chất: Rất giòn, khô và dễ vỡ vụn
Về màu sắc: Trắng hoặc hơi ngả vàng tùy thuộc vào tổ yến thô khi làm ra yến tinh, nếu yến non thường màu trắng, già yến hơn thì hơi ngả vàng. Khi soi lên bóng đèn tuýp có màu ánh cước
Về mùi vị: Nếu thật sự khô thì ngưởi cũng không có mùi gì.
Lúc ngâm nước
Ngâm vào nước nở to và trắng hơn trước đó.
Yến ngậm nước rồi mà ngửi sẽ có mùi tanh thoang thoảng như lòng trắng trứng gà.
Sợi yến mềm và trơn
Sợi yến trong suốt nên có thể nhìn thấy đáy chén.
Sợi yến to có thể tách thành nhiều sợi yến nhỏ hơn. Đặc biệt là chân tổ yến, rất nhiều lớp.
Lúc nấu xong
Vẫn có những đặc điểm của ngâm nước như trên.
Khi ngửi có mùi của quả trứng gà luộc vừa mới bóc vỏ.
Yến độn
- Chất độn thứ nhất là nước: Không ai nghĩ nước là chất độn, nhưng khi bạn bỏ 4.000.000đ mua 100g yến tinh về. Mở ra cân ngay thì đủ 100g, nhưng vì bận vụ gì đó chưa đem cất được, để thoáng gió đến sáng thì cân lại chỉ còn 95g. Vì khi yến sấy khô sẽ rất dễ vỡ vụn khi vận chuyển, do đó trước khi vận chuyển thì người bán thường phun sương vô ẩm cho mớ yến, yến sẽ mềm và dẻo hơn do đó sẽ không bị vỡ vụn lúc vận chuyển. Nếu bạn không rành và người bán làm lơ vụ bù ẩm thì bạn chịu thiệt rồi.
- Chất độn thứ 2 là muối: cũng lý do như mục 1, nhưng nếu vận chuyển đi xa, để trong hộp lâu ngày thì mớ yến bị ẩm đó có thể nổi mốc. Nên có nơi họ phun nước muối pha rất loãng để yến vẫn mềm để khỏi gãy mà không bị mốc. Loại này khi bạn bẻ một miếng yến ngậm thử thì thấy mặn mặn.
- Chất độn thứ 3 là đường: Cũng có 1 lý do như mục 1 và ngoài ra người bán lợi dụng sự kết dính của đường để yến sợi ngắn, vụn dính chặt vào nhau. Ngoài ra, đường cũng là một chất bảo quản thực phẩm để yến có thể tồn kho lâu mà không bị hết hạn sử dụng. Cái gì có thể ôi thiu chứ kẹo chả bao giờ hư cả. Nên khi bạn bẻ một miếng yến và ngậm trong miệng thì sẽ thấy vị ngọt. Vị ngọt càng nhiều thì chắc chắn nó đã bị độn
- Chất độn thứ 4 là lòng trắng trứng gà: Để nhặc nhanh lông và bụi trong tổ yến, bà con trộn lòng trắng trứng gà vào và quậy một hồi lâu. Sự kết dính trong lòng trắng trứng gà sẽ lấy đi tất cả lông và bụi trong tổ yến. Với cách tinh chế này một ngày một người có thể là cả kg. Chi phí nhân công rẻ hơn rất nhiều. Chỉ có điều khi cân thì yến đã lẫn với trứng gà rồi nên có cân đủ 100g thì cũng không xác định được là bao nhiêu % trong đó là yến. Loại này khi bạn ngưởi thì khô vẫn nghe mùi tanh trứng gà.
- Chất độn thứ 5 là dầu ăn hay dầu gì gì đó: Cũng lý do như cái thứ 4 là xử lý lông & bụi. Cách làm cũng y chang trứng gà. Và khi xử lý xong vẫn còn dính dầu trong đó nên bạn ngưởi sẽ thấy mùi rất sốc và có mùi giống như da heo vậy.
- Chất độn thứ 6 là Vi cá: cũng màu trắng, chưng lên ăn vẫn cứ sực sực. Không tách lớp và không trong suốt trong nước.
- Chất độn thứ 7 là nấm: cũng màu trắng, không trong suốt trong nước, ngậm trong miệng có ma sát, có mùi đặc trưng của nấm.
Cre: IFVNam