Linh Chi Vị Thuốc Qúy Trong Bổ Dưỡng Và Phòng Chống Ung Thư
Đặng Minh Thường
Thứ Năm,
13/08/2020
Linh chi là một loại thảo dược có tên khác nhau tuỳ nơi sinh trưởng. ở Trung Quốc gọi bằng nhiều tên đẹp như : Trường sinh thảo, Thần tiên thảo..., nhưng hiện nay người ta thường gọi là nấm Linh chi.
Tuỳ miền núi non sinh trưởng mà có màu sắc, hình dạng khác nhau như Thanh chi sinh ở núi Thái Sơn, Bạch chi sinh ở Hoa Sơn, Hoàng chi sing ở Tung Sơn, Tử chi sinh ở Cao Hạ Sơn... gọi chung là “Chư chi”. Linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum.
Từ ngàn năm trở lại đây, Linh chi được coi là một loại dược phẩm quý hiếm nhất và cũng là loại thực phẩm bổ dưỡng mang nhiều mầu sắc thần thoại nhất... Người xưa cho nó là loại thực phẩm Thần tiên, con người phải có lòng thành tín, được thần tiên vui lòng ban cho thì mới có thể tìm gặp được (Theo Bản thảo cương mục). Các nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Việt Nam... người ta đã thật sự sử dụng rộng rãi nó hơn vài thập kỷ nay.
Linh chi cổ có hai dạng: Loại mọc hoang ngoài thiên nhiên, và một dạng nhân tạo. Theo kinh nghiệm cổ truyền thì tuỳ phong thổ mỗi vùng mà có giá trị khác nhau. Linh chi Hàn quốc hiện nay được coi là có giá trị lớn hơn. Bên cạnh những dược tính giống nhau, các loại Linh chi tuỳ theo màu sắc, mùi vị mà có tính chất thiên thắng, mạnh yếu khác nhau; sự thiên thắng này cũng thuộc phạm vi tương quan giữa mầu sắc với ngũ hành và tạng phủ trong cơ thể. Tỷ như Hắc chi vị mặn thiên về ích thận khí, lợi thuỷ đạo, trị lung phế (bí tiểu). Thanh chi chua thiên bổ can khí, sáng mắt, Tử chi là loại thông dụng hiện nay, vị ngọt thiên ích tinh, cường cân cốt, lợi quan tiết (khớp), bảo thần, hảo nhan sắc, trị hư lao, trị điếc, trị trĩ.... Các loại khác cũng có đủ những đặc tính đó, nên không nhất thiết phải tìm cho đủ các loại nấm để điều trị cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên nếu có điều kiện dùng được loại có giá trị thích nghi vẫn tốt hơn, vì nồng độ hoạt chất của nó phong phú hơn.
Tác dụng dược lý của Linh chi:
Theo những tài liệu cổ như Bản thảo cương mục (của Lý Thời Trần), Thần nông bản thảo, Trung dược học... Linh chi đã được xếp vào loại Thượng đẳng dược. Các loại Linh chi đều có tính chất bổ ích khí huyết, bồi dưỡng ngũ tạng suy nhược hư lao, ích trí, dưỡng tâm, an thần, bình suyễn, tăng trí tuệ, dùng trị các bệnh thuộc ngũ tạng, lục phủ, cơ nhục, xương khớp..., dùng lâu sẽ được “diên niên ích thọ”, thân thể nhẹ nhàng, tinh thần hoà lạc, sảng khoái.
Linh chi bình hoà vô độc, nên dùng một thời gian dài liên tục mới thấy hiệu quả rõ rệt. Theo những nghiên cứu gần đây trên thế giới, Linh chi có những đặc tính chung sau đây :
Cải thiện sự hấp thu chuyển hoá trong dinh dưỡng. Điều hoà chức năng tạng phủ.
Tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với những biến động trong môi trường sống.
Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Kể cả các bệnh nan y như ung thư...
Giải độc toàn thân, giúp cơ thể thải nhanh các chất độc, kể cả các kim loại nặng, chất độc hoá học, độc của các loại khuẩn... Bảo vệ cơ thể, chống ảnh hưởng các tia chiếu xạ.
Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, chống viêm, chống dị ứng...
Nâng cao tuổi thọ, bổ não, chống lão hoá của tế bào nhất là tế bào não, nên được dùng điều trị chứng kém trí nhớ, hội chứng lú lẫn của tuổi già.
Linh chi không có độc tính, không gây tác dụng phụ, dù cho dùng thời gian dài, lại không tương kỵ với các dược liệu Đông, Tây y khác.
ứng dụng lâm sàng:
Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan: Viêm gan, gan nhiễm mỡ, ngăn chặn và hỗ trợ điều trị xơ gan.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp: Điều trị và ngăn chặn các cơn hen suyễn do di truyền hoặc do môi trường. Trị viêm phế quản mạn tính. Bồi bổ cho bệnh nhân lao phổi, u xơ phổi.
Các bệnh về tuần hoàn: Bổ tim, thông mạch. Điều trị xơ cứng mạch máu. Cao huyết áp (cần dùng thời gian dài mới hữu hiệu). Động mạch nhiễm mỡ. Trị chứng Cholesterol máu cao (làm tan mỡ bám trong thành mạch).
Các bệnh về tiêu hoá : Điều trị rối loạn tiêu hoá, loét dạ dầy, tá tràng, viêm đại tràng, kích thích tiêu hoá, kích thích ăn uống ngon miệng. Ngăn ngừa sự hình thành và phát triển khối u.
Các bệnh về hệ thống bài tiết: Điều trị tiểu đường, sỏi thận , bí tiểu tiện, táo bón...
Các bệnh về hệ thống thần kinh: Điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ kéo dài, ngủ không ngon giấc, mộng mị hoang tưởng, suy nhược sinh lý, di, mộng tinh.
Các di chứng tai biến mạch máu não. Nhược cơ, trị các bệnh về khớp, thần kinh... Chống đau nhức gân xương.
Các bệnh ung thư, u bướu: Trị bệnh xơ cứng bì, bệnh Luput ban đỏ, ban trọc bướu cổ. Lượng Polysacharit (chất đa đường) trong Linh chi có chức năng chống ung thư, điều chỉnh miễn dịch, chống lão hoá... Ngoài ra còn nhờ các chất Triterpen, Germanium... nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư ở mọi thời kỳ, vì nó có chức năng ức chế, phá hoại, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, thúc đẩy sự suy vong của chúng. Có thể dùng một cách đơn độc, hoặc dùng hỗ trợ với xạ trị, hoá trị hoặc phẫu thuật, tăng hiệu lực chữa lành cho những phương pháp này và giảm thiểu các tác dụng phụ của nó, như mệt mỏi tiều tuỵ, gầy mòn, chán ăn, đau nhức mất ngủ... phòng ngừa sự tái phát di căn sau phẫu thuật (Theo nghiên cứu chế độ ăn uống thảo mộc trị bệnh của Ming De Men, Y học Nhiệt đới / Hoa Kỳ ung thư tự nhiên liệu pháp của Hoàng Diễn Cường và cộng sự / Trung Quốc).
Linh chi có nhiều chất Germanium hữu cơ hơn các loài thảo mộc khác (cao gấp 5 đến 8 lần Nhân sâm). Chất này giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxi tốt hơn. Chất Germanium còn là một loại bán dẫn, nó có thể điều chỉnh hiệu điện thế điển hình cao hơn hiệu điện thế bình thường, vì thế nó có thể làm sạch hiệu thế ung thư trong cơ thể (theo Ming De Men TM/Hoa Kỳ).
Tại Hoa Kỳ nhiều Viện bào chế đã chiết xuất Linh chi lấy tinh chất làm thành một dược liệu dưới dạng cao khô, có tên là China Ganoderma lucidum Extract, để đặc trị ung thư rất có hiệu quả, nhưng giá thành lại quá cao so với các nước đang phát triển. Theo kinh nghiệm lâm sàng thì dùng cách uống trực tiếp nước sắc hoặc bột Linh chi vẫn có hiệu quả.
Đối với một số bệnh nhân nhiễm HIV: Bệnh viện The Quanyn Clinic ở San Francisco đã hỗ trợ điều trị một số bệnh nhân nhiễm HIV có những kết quả tích cực bước đầu (1978). Được cơ quan quản lý Thực Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ cho phép sử dụng trong khi chờ các loại thuốc khác công hiệu hơn ra đời (Theo tài liệu của Thạc sĩ Cỗ Đức Trọng sưu tập).
Cách dùng:
Có 2 cách sử dụng Linh Chi: Thái lát (xát lát) hoặc Nghiền thành bột
Thái lát:
- Cách này phổ biến nhất, người Hàn Quốc hay mua dưới dạng thái lát để dùng
50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên. - Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh.
- Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần.
Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)
- Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.
- Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học
- Chú ý thêm:
Nấm Linh Chi được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc. - Vitamin C cũng được khuyên nên dùng chung với nấm linh chi vì nó giúp cơ thể hấp thu mạnh hơn những dược chất hảo hạng có trong Linh Chi. Các nghiên cứu cho thấy sinh tố C biến polysaccarides phức tạp thành những thành phần nhỏ hơn, làm cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
- Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
Các lưu ý cần thiết:
Theo kinh điển : Chư chi thuộc nhóm bổ khí, tính bình, riêng Tử chi ôn, coi như một dương dược, nhưng Ohsawa (Nhật), căn cứ trên màu sắc và môi trường sinh trưởng, cho Linh chi là loại thịnh âm, và theo kinh nghiệm lâm sàng, thì nên cẩn thận với những người hư hàn, dùng có thể bị phân nhão. hoặc tiêu chảy, tuy không ảnh hưởng gì đến hiệu lực điều trị, có thể khắc phục bằng cách giảm liều lượng, hoặc gia năm ba lát gừng nướng, hoặc thêm Nhân sâm sao gừng để trung hoà âm tính, dương hóa Linh chi.
Chúng tôi đã có năm mươi năm thừa kế, nhận thấy trên thực tế lâm sàng đôi khi khác với kinh điển, nên chúng ta cũng cần quan tâm đến việc sử dụng thuốc men và ăn uống với con người ngày nay, để hợp với sự thiên thắng âm dương trong mỗi cơ thể.
Để có thể dùng thuốc một cách hợp lý, người bệnh nên trực tiếp liên hệ với thầy thuốc để họ tuỳ giai đoạn bệnh biến mà nắm được sự thiên lệch của âm dương, hàn nhiệt, hư vong trong thể trạng mỗi người mà hướng dẫn chính xác và theo dõi sít sao, hầu có thể nâng cao hiệu quả điều trị.